Về bảo hiểm HD
XIN CHÀO! Công ty TNHH Bảo hiểm HD (Bảo hiểm HD) được thành lập ngày 19/05/2020 với giấy phép số 82/GP/KDBH của Bộ Tài Chính có vốn điều lệ lên đến 1.800 tỷ đồng. Là một trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu, chúng tôi tiên phong ứng dụng công nghệ bảo hiểm số - Insurance Tech...
Về chúng tôiThông tin sản phẩm
Tải tất cả các liệu của HDI
Bao gồm tất cả các tài liệu liên quan đến các sản phẩm Bảo hiểm cá nhân, Bảo hiểm doanh nghiệp, các bảng giá chi tiết cũng như quyền lợi Bảo hiểm
Xem tất cảBảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) là một trong năm chế độ BHXH bắt buộc được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động, trong đó có:
Về bệnh nghề nghiệp, số lao động được giám định trong năm 2023 là 600 người. Số người lao động được khám sức khỏe là hơn 2,4 triệu người, với tỷ lệ sức khỏe yếu loại 4 và 5 là 8,9%.
Những con số trên phản ánh sự cấp bách của bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp trong việc đảm bảo an sinh xã hội, giúp người lao động vượt qua khó khăn khi gặp rủi ro trong quá trình làm việc.
Mục lục
Bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp là một hình thức bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động (NLĐ) khi họ gặp tổn thất do tai nạn liên quan đến công việc. Mọi điều khoản về mức đóng, hình thức đóng và mức hưởng đều được quy định rõ trong Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Quỹ bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp được dùng để thanh toán các khoản sau đây:
– Phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
– Chi phí dưỡng sức và phục hồi sức khỏe
– Hỗ trợ phòng ngừa và chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
– Chi trả các khoản phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Chi phí đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng
Điều 2 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp bắt buộc đối với các đối tượng sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Để được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, NLĐ phải đáp ứng các điều kiện:
– Gặp tai nạn trong các tình huống sau:
🚧 Tai nạn xảy ra trong giờ làm việc hoặc tại nơi làm việc: Bao gồm cả khi người lao động thực hiện các nhu cầu cá nhân cần thiết trong giờ làm việc như nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng, làm vệ sinh, tắm rửa, chăm sóc trẻ nhỏ hoặc đi vệ sinh theo quy định của Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp sẽ chi trả cho những tai nạn trên.
🚧 Tai nạn xảy ra ngoài giờ làm việc hoặc bên ngoài nơi làm việc: Khi NLĐ làm các công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc bên thứ ba được người sử dụng lao động ủy quyền quản lý lao động. Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp sẽ chi trả cho những tai nạn trên.
🚧 Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc: Trong thời gian và tuyến đường hợp lý, Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp sẽ chi trả cho những tai nạn trên.
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động.
Để được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp, người lao phải đáp ứng các điều kiện:
– Bị mắc bệnh nghề nghiệp theo Danh Mục được quy định:
– Trường hợp đặc biệt sau khi nghỉ hưu hoặc không làm việc nữa:
NLĐ nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% – 30% được hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định như sau:
a) Nếu suy giảm khả năng lao động 5%, NLĐ sẽ nhận được trợ cấp tương đương với năm lần mức lương cơ sở, và với mỗi 1% suy giảm tiếp theo, NLĐ sẽ được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
b) Bên cạnh mức trợ cấp theo quy định ở trên, người lao động cũng sẽ được hưởng một khoản trợ cấp bổ sung dựa trên số năm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mỗi năm đóng vào quỹ sẽ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp. Trong trường hợp bị tai nạn lao động trong tháng đầu tiên tham gia đóng bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp hoặc có thời gian đóng gián đoạn sau đó trở lại làm việc, tiền lương của tháng đó sẽ là cơ sở để tính khoản trợ cấp này.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ chỉ đạo việc xác định cụ thể cách tính trợ cấp bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp khi người lao động có thay đổi mức hưởng sau khi được tái khám định.
Những người lao động mà khả năng lao động bị suy giảm từ 31% trở lên sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp theo các điều khoản sau đây:
a) Nếu khả năng lao động suy giảm 31%, họ sẽ được hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó mỗi 1% suy giảm tiếp theo sẽ được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
b) Ngoài mức trợ cấp quy định ở điểm a, mỗi tháng còn được hưởng một khoản trợ cấp dựa trên số năm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp. Mỗi năm đóng vào quỹ sẽ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng xảy ra tai nạn hoặc mắc bệnh. Trong trường hợp bị tai nạn trong tháng đầu tiên tham gia đóng bảo hiểm hoặc có thời gian đóng gián đoạn sau đó trở lại làm việc, tiền lương của tháng đó sẽ là căn cứ để tính khoản trợ cấp.
Người lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và mắc các tình trạng như liệt cột sống, mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bệnh tâm thần sẽ được hưởng trợ cấp phục vụ từ bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp, ngoài mức quy định tại Điều 49 của Luật này, bằng mức lương cơ sở.
Người thân của người lao động tử vong do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được nhận trợ cấp một lần, tương đương với ba mươi sáu lần mức lương cơ sở vào tháng người lao động gặp tai nạn.
Chế độ tử tuất sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau:
– Người lao động đang làm việc qua đời do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
– Người lao động qua đời trong quá trình điều trị lần đầu do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
– Người lao động qua đời trong quá trình điều trị thương tật hoặc bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Hồ sơ xin hưởng chế độ tử tuất sẽ được giải quyết theo quy định tại khoản 1 của Điều 111 trong Luật bảo hiểm xã hội.
5. Mức đóng bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp
Theo quy định tại điểm 2 của Điều 41 trong Luật An toàn và Vệ sinh lao động năm 2015, việc đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính dựa trên mức lương tháng của người lao động và là trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 58/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo tỷ lệ sau:
Mức đóng = 0,5% x Tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện quy định, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chấp thuận, mức đóng sẽ là 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm tai nạn lao động đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động khi tham gia vào công việc. Dưới đây là một vài gợi ý để mua được bảo hiểm tai nạn lao động:
– Đối với bảo hiểm tai nạn lao động, bạn có thể mua tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội của nhà nước ở từng địa phương.
– Đối với bảo hiểm tai nạn cá nhân, bạn có thể mua gói bảo hiểm tai nạn con người của Bảo hiểm HD với các quyền lợi nổi bật như:
🔰 Bồi Thường Cho Trường Hợp Tử Vong
Trong trường hợp người được bảo hiểm mất đi do tai nạn trong phạm vi bảo hiểm, Bảo Hiểm HD sẽ chi trả số tiền bảo hiểm được quy định trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
🔰 Chi Phí Cho Thương Tật Vĩnh Viễn
Trong trường hợp người được bảo hiểm gặp thương tật vĩnh viễn, Bảo Hiểm HD sẽ chi trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ được quy định bởi Bộ Tài Chính.
🔰 Chi Phí Cho Thương Tật Tạm Thời
Khi người được bảo hiểm gặp thương tật tạm thời do tai nạn, Bảo Hiểm HD sẽ thanh toán các chi phí y tế điều trị phát sinh, nhưng không vượt quá giới hạn được quy định trong bảng tỷ lệ thương tật.
Liên hệ với Bảo hiểm HD theo số hotline 1900 068 898 hoặc chat trực tiếp trên website HDI để nhận được tư vấn về gói Bảo hiểm tai nạn con người ngay hôm nay.
Công ty TNHH Bảo hiểm HD (Bảo hiểm HD) được thành lập ngày 19/05/2020 với giấy phép số 82/GP/KDBH của Bộ Tài Chính có vốn điều lệ lên đến 1.800 tỷ đồng. Là một trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu, chúng tôi tiên phong ứng dụng công nghệ bảo hiểm số - Insurance Technology (I...
Về chúng tôiHoặc đặt lịch hẹn
Bao gồm tất cả các tài liệu liên quan đến các sản phẩm Bảo hiểm cá nhân, Bảo hiểm doanh nghiệp, các bảng giá chi tiết cũng như quyền lợi Bảo hiểm